Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đại sứ New Zealand


Chiều 30/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam, bà Heather Mhairi Riddell đến chào xã giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xã giao Bà Heather Mhairi Riddell, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Niu Dilân tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xã giao Bà Heather Mhairi Riddell, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Niu Dilân tại Việt Nam

Đề xuất một số ưu tiên hợp tác giữa hai Quốc hội trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn: Hai bên tăng cường hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đại biểu Quốc hội nhất là những đại biểu quốc hội dân cử, chuyên trách tại các địa phương; trao đổi kinh nghiệm về thực hiện bình đẳng giới; khẳng định Việt Nam luôn tạo các điều kiện thuận lợi để hai bên thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư giữa hai nước.

Cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội dành thời gian tiếp, Đại sứ Heather Mhairi Riddell đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng ổn định. Đại sứ Heather Mhairi Riddell nhấn mạnh: Sẽ cố gắng hết sức để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam-New Zealand; sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp hai nước có cơ hội tìm hiểu, hợp tác với nhau.

Đại sứ Heather Mhairi Riddell cho biết: Thỏa thuận về Lao động kỳ nghỉ giữa hai bên đang được hoàn thiện và sẽ được ký kết vào thời gian tới; vừa qua, New Zealand đã dành cho Việt Nam 30 suất học bổng và đang tiến hành thực hiện sáng kiến dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam sang học tập, trao đổi kinh nghiệm với New Zealand về năng lực quản lý hoạt động doanh nghiệp.

PV

(Theo TTXVN)


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị UBTV đưa vào chương trình họp 126 dự án


Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ có quyền huy động lực lượng dự trữ tại các Tập đoàn, Tổng công ty của nhà nước.

Chiều 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp bàn cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị UBTV quyết định đưa vào chương trình họp 126 dự án, trong đó có 116 dự án luật.

Họp UBTVQH phiên thứ 2 chiều 28/9.

Họp UBTVQH phiên thứ 2 chiều 28/9.

Trong bản đề nghị của Ủy ban Tài chính – Ngân sách đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (chương trình chính thức) đề cập đến 8 dự án. Trong đó các dự án trọng tâm gồm:

Một là, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Luật sẽ tập trung vào việc bổ sung một số vấn đề, trong đó sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, khắc phục “kẽ hở” của ác quy định hiện hành như về ân hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế..

Hai là, dự án Luật giá (đưa vào kỳ họp thứ 3). Luật sẽ bổ sung quy định cơ chế cạnh tranh về giá, nguyên tắc, căn cứ định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Đồng thời, quy định cụ thể về biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định tài khóa, tiền tệ; bổ sung quy định về sử dụng Quỹ bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá, các biện pháp đảm bảo tính khả thi của quy định về chống bán phá giá, việc kiểm soát giá độc quyền về đối tượng phải kiểm soát, các biện pháp kiểm soát…

Ba là, dự án Luật Dự trữ quốc gia. Dự luật này sẽ mở rộng đối tượng và phạm vi điều chỉnh đến các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ có quyền huy động lực lượng dự trữ tại các Tập đoàn, Tổng công ty của nhà nước.

Các dự án luật còn lại có dự án Luật Đầu tư công, dự án Luật mua sắm công, dự án Luật phí, lệ phí, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cua Luật ngân sách nhà nước. Cuối cùng là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước đề nghị đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2012.

Phát biểu trước UBTV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, một khi Luật đã đưa ra là phải đảm bảo tính khả thi, đưa ra 115 luật thì ít ra cũng phải làm được 110 luật. Luật hiện nay theo ông Hùng không có tính dài hạn, và đặt vấn đề “vì sao lại đưa vào rút ra nhanh như thế?”.

Bích Diệp

(theo DVT)


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Tổng thống Tony Tan Keng Yam tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Theo Đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Singapore, Ngài Tony Tan Keng Yam và Phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 26-28/9.

Ngay sau lễ đón được tổ chức long trọng tại Dinh Tổng thống Istana chiều 26/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam.

    Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tại cuộc hội kiến, Tổng thống Tony Tan Keng Yam đánh giá cao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn Singapore là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Singapore và Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.

Chúc mừng những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam; bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ Việt Nam-Singapore.

Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng, nhằm thúc đẩy các hợp tác cụ thể của từng ngành và từng lĩnh vực; đồng thời tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Hai nhà lãnh đạo hài lòng về kết quả triển khai Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore và nhất trí thúc đẩy việc lập thêm các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tổng thống Singapore khẳng định doanh nghiệp nước này rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hóa… Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ASEM, APEC…

Cuộc hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân tình, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Dinh Tổng thống Istana.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Singapore trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế; đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Singapore.

Ông Trương Tấn Sang đã thông báo với cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore cũng như các VSIP; nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, du lịch… cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tối cùng ngày, Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân đã chiêu đãi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Dinh Tổng thống Istana./.

PV

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tham gia Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ QH


Sáng 26/9, phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII.

Về công tác xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về 7 dự án: Luật cơ yếu; Luật quảng cáo; Luật quản lý giá; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật giám định tư pháp; Luật giáo dục đại học; Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII

Một nội dung quan trọng khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015.

Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII; báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020; Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ngay sau khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật cơ yếu. Qua thảo luận, các đại biểu đều tán thành với việc chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc tiếp tục để Ban Cơ yếu Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ là không hợp lý, không phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của ngành cơ yếu là một ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia. Ban Cơ yếu Chính phủ một thời gian dài, từ năm 1958 đến năm 1979 là cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng, do Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo; Bộ Quốc phòng có truyền thống và có bề dày kinh nghiệm quản lý công tác cơ yếu; thực tiễn hiện nay số lượng người làm công tác cơ yếu trong hệ thống cơ yếu Quân đội nhân dân chiếm tỷ lệ cao (khoảng 45% ngành cơ yếu).

Trên cơ sở nhất trí chuyển ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị vẫn giữ ổn định tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ như hiện nay.

Thời gian còn lại của buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật quảng cáo.

Tại Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đề cập tới những kết quả đã đạt được sau gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh quảng cáo (2002-2011) và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như những hạn chế, những quy định không còn đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động quảng cáo. Bộ trưởng khẳng định, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn về phát triển hoạt động quảng cáo, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành thì việc ban hành Luật quảng cáo-văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo ở Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Dự thảo Luật quảng cáo có 5 chương, 47 điều. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng tán thành rằng, để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho thị trường quảng cáo phát triển, cũng như tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quảng cáo, Pháp lệnh quảng cáo cần sớm được xem xét sửa đổi và nâng lên thành luật. Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật quảng cáo.

Ủng hộ quan điểm cần có Luật về quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh việc ra đời của Luật quảng cáo phải giải quyết được những vấn đề mới phát sinh; nhận xét dự án luật chưa nêu rõ các chính sách lớn được đề cập trong luật cũng như cơ sở để đưa ra các quy định trong dự luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Luật quảng cáo phải giải quyết được những bất cập hiện nay vì thực tế quảng cáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo và thể hiện cụ thể trong dự án luật, không nêu chung chung để khi có hiệu lực, luật dễ đi vào cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị Ban soạn thảo cần giải trình, làm rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Theo đại biểu, trong dự thảo luật ghi: “Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này” là chưa rõ ràng. Đại biểu yêu cầu Ban soạn thảo phải làm rõ mối quan hệ giữa Luật quảng cáo với các luật khác vì cho rằng có nhiều nội dung trong dự án luật trùng lắp với các luật khác.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước tán thành với quan điểm này, đề nghị Ban soạn thảo cần sàng lọc những nội dung bị trùng lặp giữa Luật Quảng cáo với các luật khác. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị dự án luật cần có những quy định cụ thể, nghiêm khắc để xử lý các quảng cáo vi phạm pháp luật. Đại biểu Trương Thị Mai đề nghị cần có tuyên ngôn mạnh mẽ hơn của nhà nước đối với việc bảo vệ công chúng, bảo về quyền và lợi ích của người tiếp nhận quảng cáo trong dự luật.

Một điểm mới của dự thảo được Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng ghi nhận là quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo và trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Đào Trọng Thi nhấn mạnh, quy định người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và phát hành quảng cáo đều cùng phải chịu trách nhiệm về ấn phẩm quảng cáo là chung chung, cần làm rõ trách nhiệm của các đối tượng này cũng như trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cần nêu rõ “Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo khi đưa ra quyết định không đúng, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Về những nội dung cấm trong hoạt động quảng cáo, Thường trực Ủy ban yêu cầu bổ sung quy định cấm doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức, nhân viên chuyên môn hay hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để quảng cáo, nhằm tạo niềm tin cho người tiếp nhận quảng cáo.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề nghị Ban soạn thảo dự luật liệt kê đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý các hành vi đó để nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp quy này./.

Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại Quốc hội Ireland


Chiều 12/9, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, ông Pat Breen sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 12-16/9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland, Ngài Pat Breen

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam-Ireland trên nhiều lĩnh vực; tin tưởng chuyến thăm làm việc lần này của đoàn sẽ góp phần củng cố, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Chính phủ Ireland đã hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn ODA trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ giữa các nghị sỹ hai nước, góp phần củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt trong thời gian tới, hai bên cần tăng cường đầu tư, thúc đẩy quan hệ thương mại để tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Thương mại của Quốc hội Ireland Pat Breen cảm ơn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ những cảm nhận tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.

Ông Pat Breen cho rằng hai bên cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, nhằm đưa quan hệ hai nước không ngừng phát triển, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai Quốc hội; sớm thành lập nhóm Nghị sỹ quốc hội hữu nghị, phát triển quan hệ thương mại, trao đổi văn hóa.

Chủ tịch Pat Breen cho biết sắp tới, Chính phủ Ireland sẽ tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ hiệu quả ở Việt Nam trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục và rà phá bom mìn…

Nguyễn Hồng Điệp (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Thị Kim Ngân)